Nha Khoa

Khớp Cắn Đối Đầu Là Gì? ⚡️ Niềng Răng Có Khắc Phục Triệt Để Không?

500

Khớp cắn đối đầu là một dạng sai lệch khớp cắn ngược ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu không được điều trị sớm nó cũng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy thực hiện niềng để điều chỉnh khớp cắn được không? Hãy tham khảo bài viết để có được câu trả lời.

Tìm hiểu khớp cắn đối đầu là gì?

Khớp cắn đối đầu hay có tên gọi khác là khớp cắn đối đỉnh, chúng được gọi như vậy bởi khi bạn ngậm miệng lại các răng cửa hàm trên và hàm dưới sẽ mặt nhau sẽ chạm vào nhau. Và nó được chia là một dạng sai lệch khớp cắn nhẹ của tình trạng khớp cắn ngược.

Khớp cắn đối đầu là gì? Niềng răng có khắc phục được không? | Zenyum VN

Có rất nhiều người nhầm tưởng khớp cắn đối đỉnh và khớp cắn chuẩn với nhau. Để là rõ hơn chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các dạng khớp cắn ở phần tiếp theo sau đây.

Phân biệt khớp cắn đối đầu với các dạng khác

Khớp cắn đối đầu rất hay bị nhầm lẫn với khớp cắn chuẩn nên nhiều người không chú ý nhiều đến việc này và tìm cách điều trị khiến chúng ảnh hưởng đến sức khỏe. Và dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết được các dạng khớp cắn phổ biến hiện nay:

Khớp cắn đối đầu

Khớp cắn đối đỉnh rất hay bị nhầm lẫn, bởi vậy nên bạn có thể nhận biết chúng qua các biểu hiện như sau: Điểm nối giữa trán – mũi – cằm là 1 đường thẳng như khớp cắn chuẩn nhưng nhìn nghiêng bạn sẽ thấy môi hàm trên hơi thụt vào trong.

Nhưng với các răng cửa khi ở thời gian nghỉ chúng đối đầu với nhau, luôn luôn chạm vào nhau. Và với những nhóm răng hàm thì chúng có thể chạm vào nhau ở mặt nhai hoặc có thể không, tạo ra khoảng trống giữa 2 nhóm.

Việc khớp cắn không chuẩn với nhau sẽ làm cho bạn khó khăn trong ăn nhai, do khớp cắn mặt nhai không thể chạm vào nhau. Bởi vậy nên điều trị càng sớm càng tốt.

Khớp cắn đối đầu là gì? Niềng răng có khắc phục được không? | Zenyum VN

Khớp cắn chuẩn

Khớp cắn chuẩn còn được gọi là khớp cắn trung tâm, đây là khớp cắn mà ai cũng mong muốn có được bởi khi có được khớp cắn này sẽ làm khuôn mặt bạn đẹp, hài hòa hơn. Và chúng có những đặc điểm sau:

  • Điểm nối giữa trán – mũi – cằm thẳng hàng với nhau cả nhìn thẳng lẫn nhìn nghiêng
  • Nhóm răng cửa hàm trên trùm lên nhóm răng cửa hàm dưới nhưng chúng ở tỉ lệ nhất định và chúng tiếp xúc với nhau không để xuất hiện điểm trống
  • Các răng hàm mặt nhai có thể chạm vào nhau
  • Đường tiếp xúc giữa 2 răng cửa lớn thẳng hàng với đường nhân trung

Khớp cắn chuẩn là gì? Phương pháp để sở hữu khớp cắn chuẩn

Khớp cắn ngược

Tình trạng này có tên gọi khác là móm, vẩu hàm dưới, và nguyên nhân gây ra tình trạng này là do răng hoặc xương hàm trên phát triển kém dẫn đến bị thụt vào trong. Và chúng có các dấu hiệu như sau:

  • 3 điểm trán – mũi – cằm bị lệch với nhau, khuôn mặt có điểm bị gãy tại miệng, cằm thì bị đưa ra ngoài
  • Nhóm răng cửa hàm dưới mọc trùm lên nhóm răng cửa hàm trên
  • Các răng hàm có thể chạm vào với nhau bình thường

Khớp cắn ngược có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Khớp cắn xuôi

Khớp cắn xuôi là tình trạng ngược lại hoàn toàn với khớp cắn ngược, người ta gọi tình trạng này là hô, vẩu. Các răng hàm trên phát triển mạnh hơn mọc chìa ra ngoài, bao trùm lên hết các răng hàm dưới. Bạn sẽ không thể nào nhìn thấy răng hàm dưới hoặc nhìn thấy rất ít răng hàm dưới khi chúng đang ở trạng thái nghỉ.

Khớp cắn hở

Người có tình trạng này các răng cửa không thể chạm được vào nhau, tạo thành lỗ hổng giúp bạn có thể nhìn thấy được bên trong khoang miệng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thói quen lúc nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi, bú bình… Về cơ bản khi răng ở trạng thái nghỉ khuôn mặt của bạn không có nhiều thay đổi. Điểm khác biệt duy nhất là các nhóm răng cửa không thể chạm vào với nhau.

Nó làm cho bạn khó cắn xé thức ăn hơn so với bình thường. Thậm chí với những trường hợp nặng bạn không thể sử dụng được răng cửa để xé thức ăn vì khoảng trống giữa 2 hàm quá lớn.

Khớp cắn hở điều trị bằng cách nào đảm bảo hiệu quả tốt nhất?

Khớp cắn sâu

Đây là một dạng nặng của khớp cắn xuôi, bạn sẽ rất khó có thể ăn nhai được như bình thường. Bởi răng hàm trên bao trùm hoàn toàn răng hàm dưới. Các nhóm răng cửa có thể chạm vào nhau hoặc không, các nhóm răng nhai hàm trên sẽ chạm vào nướu ở răng hàm dưới.

Chính vì những đặc điểm trên mà khi gặp khớp cắn này bạn rất dễ bị viêm nhiễm nướu, khó khăn trong ăn nhai.

Khớp cắn chéo

Tình trạng khớp cắn này ít gây ra các bệnh lý răng miệng nhưng nó cũng làm bạn khó khăn khi ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng cũng không được đẹp. Vì các răng mọc lệch lạc theo cụm, có thể một nửa cụm răng cửa mọc ra ngoài, một nửa còn lại mọc vào trong.

Khớp Cắn Chéo là gì? Đặc điểm và Phương pháp điều trị - Wiki Nha Khoa

Dù là khớp cắn nào đi nữa thì không phải là khớp cắn chuẩn đều mang cho bạn những rắc rối, hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe, dù ít hay nhiều. Bởi vậy cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Khớp cắn đối đầu gây ảnh hưởng thế nào?

Mặc dù khớp cắn đối đầu được biết là một tình trạng sai lệch khớp cắn nhẹ, nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì nó vẫn sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, răng miệng:

  • Hai khớp cắn chạm khít vào với nhau sẽ làm cơ hàm bị cứng lại, khả năng  ăn nhai sẽ không được thoải mái như bình thường. Và bạn sẽ rất dễ gặp tình trạng mỏi cơ hàm, nhất là khi thực hiện nhai quá nhiều
  • Khi lực ăn nhai tác động thường xuyên sẽ khiến cho men răng cửa của bạn bị mòn, lúc này sẽ gây mấy thẩm mỹ cho khuôn miệng khi nói chuyện, giao tiếp hàng ngày
  • Ngoài ra khi men răng bị mòn nó còn làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ gặp tình trạng ê buốt, đau nhức. Và khi không được điều trị kịp thời thì nó có thể dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến ngà và tủy răng
  • Khi khả năng ăn nhai của bạn không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể thì sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng…
  • Áp lực ăn nhai lên răng cửa quá nhiều do răng hàm không thể chạm vào nhau dẫn đến tình trạng răng cửa rất dễ bị vỡ, gãy, mẻ hoặc nứt…

Để tình trạng khớp cắn đối đầu không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn thì hãy đến ngay các cơ sở nha khoa để thực hiện thăm khám, tìm phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng răng miệng của bạn.

Niềng răng khớp cắn đối đầu được không?

Với công nghệ nha khoa ngày càng hiện đại như hiện nay bạn có thể cải thiện tình trạng khớp cắn đối đầu này nhanh chóng. Và phương pháp để khắc phục tình trạng này là niềng răng và phẫu thuật hàm. Phẫu thuật sẽ được thực hiện cho tình trạng khớp cắn đối đỉnh do xương hàm. Tình trạng này rất hiếm gặp nên thông thường để chữa trị thì bác sĩ sẽ thực hiện niềng.

Niềng răng được áo dụng cho trường hợp sai khớp cắn do răng, sai khớp cắn do cả răng và hàm. Sau khi phẫu thuật muốn có kết quả tốt nhất thì bạn vẫn phải thực hiện niềng răng. Các bác sĩ sẽ tiến hành dùng các mắc cài, dây cung hoặc khay niềng để dịch chuyển các răng, giú chúng không còn đối đầu với nhau nữa.

Khớp cắn ngược và cách điều trị - Bác sĩ Hải Yến

Thời gian thực hiện niềng tình trạng này nhanh hơn các trường hợp khác bởi nó là 1 dạng sai lệch khớp cắn ngược nhẹ. Thời gian niềng chỉ mất khoảng từ 1 – 2 năm, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, mắc cài sử dụng và công nghệ, tay nghề bác sĩ.

Hiện nay có rất nhiều loại mắc cài bạn có thể lựa chọn đó là niềng răng mắc cài, niềng răng khay trong. Tùy thuộc điều kiện kinh tế, nhu cầu của bản thân mà bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng phù hợp.

Muốn có kết quả chỉnh khớp cắn đối đỉnh tốt nhất hãy lựa chọn nha khoa thật uy tín, vừa đảm bảo có được kết quả tốt vừa ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện điều trị chỉnh sửa.

Qua các thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn có đầy đủ thông tin và cách điều trị khớp cắn đối đầu. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sai lệch khớp cắn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhanh chóng.

0 ( 0 bình chọn )

Niềng Răng Thẩm Mỹ

https://niengrangthammy.com.vn
Niengrangthammy.com.vn là Blog chuyên về những kiến thức về nha khoa bổ ích được tổng hợp và chọn lọc từ những nguồn uy tín nhất

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm