Bí kíp ăn uống thả ga cho người niềng răng dịp tết canh tý 2020
04/02/2020Khi bắt đầu niềng răng và sau mỗi lần siết dây cung bạn sẽ cảm thấy đau đớn, ê buốt mất khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Vậy tết này phải làm thế nào để không bị đau khi ăn uống? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn những bí kíp ăn uống thả ga không lo đau đớn.
1/ Lưu ý chế độ ăn uống vào dịp tết cho người niềng răng
Nếu bạn đang lo lắng niềng răng bị đau đớn phải làm sao để có thể ăn Tết này được thoải mái mà không sợ các cơn đau làm phiền khi đang vui chơi cùng mọi người. Muốn không đau đớn thì bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Những thực phẩm nên ăn vào dịp Tết
Vào dịp tết hay những dịp bình thường khác sau khi thực hiện niềng răng thì bạn cũng nên ăn nhiều những thực phẩm mềm, lỏng, giảm lực nhai đến mức tốt đa nhất. Bởi vậy nên cần có chế độ ăn uống tỉ mỉ, khoa học tốt cho răng miệng trong khoảng thời gian này.
Việc không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho răng miệng có thể làm cho răng bị chảy máu chân răng, viêm lợi, lung lay răng khi đeo niềng. Bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin, canxi, kém, khoáng chất trong thời gian niềng.
Một số thực phẩm tốt cho răng miệng bạn nên ăn nhiều dịp tết này là rau củ, hoa quả, thịt nấu chín mềm, các loại hải sản không xương, cơm mềm, trứng, sữa chua…
Những thực phẩm nên ăn khi niềng răng
- Tránh một số loại thực phẩm cứng
Khi nhai những thực phẩm cứng sẽ làm cho các hàm răng va chạm mạnh vào nhau để nghiền nát thức ăn. Lúc này các răng đang chịu sự tác động của mắc cài và dây cung, kéo, dịch chuyển các răng phải nhai các đồ quá cứng sẽ khiến răng bị kích ứng, tổn thương gây ra tình trạng đau nhức.
Vì vậy những thực phẩm cứng vào ngày tết như bánh, kẹo, những hạt có vỏ cứng như hạt sen, điều, hạt dẻ, óc chó… Tuyệt đối không nên ăn để không làm răng bị đau đớn.
- Cắt giảm 1 số thành phần có hại cho răng
Nên hạn chế hoặc loại bỏ ngay những thực phẩm dai, quá nóng hoặc quá lạnh vì nó có thể làm răng dễ bị đau nhức và bị vướng vào mắc cài niềng răng. Nghe thật vô lý nhưng đã có rất nhiều trường hợp ăn đồ quá dính làm bung, bật mắc khi niềng.
Một số thực phẩm không nên ăn dịp tết này đó là bánh chưng, bánh giày, kẹo dẻo, kẹo mềm, đồ uống có ga, socola…
Hạn chế ăn những bánh kẹo dẻo và cứng
2/ 3 mẹo đơn giản giúp bạn ăn nhai không đau khi đeo niềng
Để không đau đớn khi niềng răng thì bạn có thể áp dụng 3 mẹo đơn giản khi ăn uống sau đây. Nếu áp dụng tốt thì bạn sẽ có thể ăn uống thả ga không lo đau đớn:
Cắt nhỏ thức ăn
Việc đầu tiên muốn ăn uống thoải mái thì bạn nên cắt nhỏ thức ăn trước khi nhai. Cắt nhỏ thức ăn sẽ giúp bạn không cần dùng lực nhiều ở răng cửa. Khi niềng răng cửa sẽ là răng chịu nhiều lực đau đớn nhất. Vì vậy giảm áp lực lên răng cửa sẽ không còn đau đớn.
Khi muốn ăn bất kỳ món ăn nào chỉ cần bạn cắt nhỏ chúng ra thì những lo lắng đau đớn sẽ không còn. Lúc này bạn có thể “ăn cả thế giới” mà không sợ mắc cài, dây cung hay răng đau trong dịp tết. Cắt nhỏ thức ăn còn giúp răng hàm răng hàm không phải làm việc quá nhiều.
Ngay cả với những thức ăn bạn được khuyên nên ăn nhiều khi ăn uống bạn cũng nên cắt nhỏ chúng ra. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được lực nhai, kiểm soát được cơn đau và bảo vệ răng được tốt hơn.
Cắt nhỏ thức ăn trước khi nhai
Nhai bằng răng hàm
Hầu hết chúng ta thường không chú ý đến việc dùng răng nào để cắn, nhai thức ăn mà thường theo thói quen hàng ngày trong việc ăn uống. Vì vậy nên thường dùng răng cửa để cắn thức ăn, khi niềng răng cửa sẽ rất yếu, nhạy cảm nên hạn chế dùng răng này càng ít càng tốt.
Dùng răng hàm nhai sẽ làm cho bạn bớt đau đớn khi niềng. Vì răng hàm chịu lực tác động ít hơn, răng dày hơn, khả năng ăn nhai cũng tốt hơn răng cửa. Nên dùng tay hoặc dao chia nhỏ thức ăn, sau đó nhai bằng răng hàm, lúc này bạn sẽ không cần lo niềng gây đau đớn vào dịp tết nữa.
Nhai chậm
Nhai chậm mỗi khi ăn sẽ giúp bạn không quên việc cần xé nhỏ thức ăn, nhai bằng răng hàm. Và nó còn giúp cho bạn không đau đớn do không tác động nhiều đến răng. Việc này còn giúp cho dạ dày hoạt động được tốt hơn, răng miệng ít bị sưng, viêm do thức ăn làm tổn thương đến nướu.
Ngoài 3 mẹo trên thì khi ăn bạn cũng nên uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ giúp bạn có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Và nước còn có thể rửa trôi hết mảng bám thức ăn thừa trên kẽ răng và dính trên mắc cài, bảo vệ răng khỏi những vi khuẩn tấn công.
Uống nước khi ăn sẽ giúp việc ăn uống dễ dàng hơn
3/ Người niềng răng cần chăm sóc răng thế nào trong dịp tết
Để có thể ăn uống thả ga khi niềng răng vào dịp tết thì không chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống mà việc việc sinh răng miệng cũng vô cùng cần thiết đối với các bạn niềng. Muốn bảo vệ răng tốt nhất dịp này bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Đánh răng sạch sẽ sau mỗi lần ăn uống, ngày nên đánh răng ít nhất 2 – 3 lần để không còn các thức ăn, mảng bám còn sót lại trên răng
- Nên sử dụng các dụng cụ nha khoa khác để đảm bảo răng được làm sạch nhất như: tăm nước, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, nước súc miệng… Nếu có điều kiện bạn có thể sắm cho mình một chiếc bàn chải điện thay cho bàn chải đánh răng thông thường
- Nên đánh răng theo đúng kỹ thuật dành riêng cho người niềng, không nên đánh răng quá mạnh vì có thể làm tổn thương đến nướu
- Nên tuân thủ thời gian khám răng định kỳ mà bác sĩ đặt ra. muốn bảo vệ răng tốt nhất bạn có thể đến nha khoa khám trước và sau kỳ nghỉ tết
Cách chải răng niềng đúng cách
Nếu khi đã áp dụng những cách trên mà răng miệng của bạn vẫn còn đau vào đúng dịp tết thì bạn có thể áp dụng những cách sau để giảm đau nhức:
- Không nên chạm vào răng, nướu khi chúng đang bị đau. Việc chạm vào này chỉ làm cho răng miệng thêm đau đớn hơn mà thôi
- Hạn chế các cơn đau nhức bằng cách không để 2 hàm răng chạm vào nhau. Nếu bạn nào có thói quen ngủ nghiến răng thì có thể mua máng chống nghiến tại nha khoa
- Khi đang ăn bị đau nhức thì không nên tiếp tục ăn. Nếu vẫn thấy đói thì bạn có thể uống những đồ uống lạnh như sữa chua lạnh, sữa chua uống… cảm giác lạnh sẽ đẩy lùi các cơn đau. Nhưng không nên uống quá nhiều một lúc
- Khi đau đớn không nên cử động miệng quá nhiều nên hạn chế ăn uống, nói chuyện lúc này
- Súc miệng nước muối để kiểm soát cơn đau
- Nếu cơn đau nhức quá sức chịu đựng của bạn thì có thể uống một số thuốc giảm đau có thành phần Ibuprofen hoặc Acetaminophen. Đặc biệt không nên uống các thuốc giảm đau có thành phần Apirin vì chúng có thể làm phù gan và não
Trên đây là những thông tin liên quan đến niềng răng giúp bạn có thể ăn uống thoải mái vào dịp tết này. Nếu vẫn còn các câu hỏi cần giải đáp có thể gọi qua số hotline 19006900 hoặc để lại câu hỏi ở phần đăng ký tư vấn, chúng tôi sẽ giải đáp 24/7 miễn phí cho bạn.
Bạn đang xem: Bí kíp ăn uống thả ga cho người niềng răng dịp tết canh tý 2020 trong Kiến thức niềng răng
- Cắm minivis bị viêm: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa như thế nào?
- Bọc răng sứ có niềng răng được không? Giải đáp từ khách hàng
- Niềng răng móm có phải nhổ răng không? Quy trình thực hiện thế nào
- Bí kíp ăn uống thả ga cho người niềng răng dịp tết canh tý 2020
- Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm như bình thường? Cần lưu ý gì
- Nuốt mắc cài niềng răng có sao không? Cách xử lý như thế nào?
- Khớp cắn đối đầu là gì? Niềng răng có khắc phục triệt để không?
- Khớp cắn chéo là gì? Niềng răng có phải giải pháp tốt nhất không?
- Răng quặp vào trong có ý nghĩa gì? Cách sửa răng hiệu quả nhất
- Răng 9630 là gì? Ý nghĩa trong tướng số và Cách điều trị ra sao?
- Niềng răng không thành công gây hậu quả gì? Cách khắc phục ra sao
- Review Cảm giác sau khi tháo niềng răng thực tế từ khách hàng